Skip to content
Trang chủ
Quang Hùng Media
Quang Hùng Studio
QH MEDIA
Chia sẻ
MÃ GIẢM GIÁ
radio my
Menu
Trang chủ
Quang Hùng Media
Quang Hùng Studio
QH MEDIA
Chia sẻ
MÃ GIẢM GIÁ
radio my
Home
radio my
radio my
Mùa hè không trở lại 2024-09-30 13:00 Tác giả: /* load placement: blogradio-inread, for account: blogradio, site: blogradio.vn, size: 2×2 – video */ var _avlVar = _avlVar || []; _avlVar.push([“4d37a8e1ee2e4265815bcbc2e454a830″,”[yo_page_url]”,”[width]”,”[height]”]);blogradio.vn – Người ta vẫn hay nói, thế gian này người ta xa nhau bằng những lời người ta không chịu nói, thế nhưng liệu rằng, thời điểm năm mười lăm tuổi ấy khi nói ra, thì đôi bàn tay nhỏ bé của tôi có thể nắm lấy tay cậu hay không? *** Làm sao lại có những mùa hè không trở lại? Khi năm nào hè cũng vội vã đến, rồi lại vội vã gói gọn cái màu nắng gắt gao ấy mà rời đi. Tôi không tiếc mùa hạ, bởi hạ năm nào mà chẳng đến, duy chỉ có mùa hè năm ấy, một mùa hè năm tôi mười lăm tuổi đã qua, dư vị của mùa hè trong tôi cứ là cái khoảng nuối tiếc không nguôi. Dù giờ đây đã qua mấy mùa nắng với mưa ngâu, đã qua biết bao cái sự lay động nhỏ bé của đất trời khi đã vào độ sang thu, ấy thế mà dáng vẻ thiếu niên toả sáng nhất bầu trời của chúng ta ở mùa hạ năm đó, thật sự khiến trái tim ai đó rung động, lại càng không muốn rời xa.Năm đó, chúng ta mười lăm tuổi, cái độ tuổi mới lớn, đầy ngây ngô pha chút những rung động đầu đời. Những thiếu niên ở độ tuổi ấy, mang trong mình ước mơ về ngôi trường cấp ba đã hằng mong ước, mang trong mình những hoài bão khát khao để chinh phục chặng đường tương lai rực rỡ phía trước. Nhưng hình như, cái giá của sự trưởng thành năm mười lăm ấy, chính là sự chia ly khi màu nắng hạ đã neo đậu nơi mái hiên nhà, nơi cửa lớp, nơi bàn học năm nào. Trên cái màu phượng nở, trên cái thân phượng gồ ghề đã yên vị ở cõi đời mấy mươi năm, đã chứng kiến năm tháng những thiếu niên ấy ngày một trưởng thành. Hạ về rồi, tôi của năm đó, cũng ý thức được sự chia ly đang kề cạnh bên tôi và cậu ấy, trái tim thiếu nữ mười lăm ấy thật sự không đành lòng. Nhưng mùa hạ vốn dĩ lại không xem ai là sự ưu tiên tuyệt đối, sẽ chẳng vì ai, mà tháng năm năm ấy sẽ trôi chậm lại thêm một chút. Để rồi tôi chợt nhận ra, mùa hè có chúng ta sẽ không bao giờ quay trở lại nữa, tháng năm vươn lại màu nắng hạ nơi mái tóc của thiếu niên năm nào, cũng sẽ chỉ còn tồn tại trong trái tim ai đó mà thôi. Tôi vẫn nhớ rõ, lần cuối cùng, tôi nhìn thấy bóng lưng và nụ cười ấy là một ngày hạ đầy nắng của tháng năm. Cầm trên tay chiếc áo đồng phục quen thuộc, với những lời chúc về tương lai tươi đẹp phía trước, nhưng trên chiếc áo ấy vẫn còn một khoảng trống dành cho một người vô cùng đặc biệt. Khoảnh khắc cậu ấy cầm bút kí lên chiếc áo, tôi đã thật sự muốn đem những rung động trong lòng mình ra để hoà vào nắng hạ, để cậu ấy biết rằng, hoá ra, ở cái khoảng lưng chừng thanh xuân tuổi trẻ, ở năm tháng nỗ lực hết mình ấy, đã từng có một người vì nụ cười cậu mà ôm trong tim mình nỗi tương tư. Thế rồi, sự chia ly của mùa hạ, đã đẩy chúng ta ra thật xa. Chúng ta của năm đó, nỗ lực hết mình vì tương lai phía trước, chúng ta của năm đó là những thiếu niên mang trong mình những hoài bão và ước mơ lớn lao, chúng ta của năm đó dù có nhiệt huyết như thế nào, cũng chẳng thể trở về được nữa. Người ta vẫn hay nói, thế gian này người ta xa nhau bằng những lời người ta không chịu nói, thế nhưng liệu rằng, thời điểm năm mười lăm tuổi ấy khi nói ra, thì đôi bàn tay nhỏ bé của tôi có thể nắm lấy tay cậu hay không? Hạ theo tháng năm mà chẳng đợi ai cả, hạ đi rồi, bỏ lại sân trường năm ấy cái rung động đầy ngây ngô của tình đầu, bỏ lại nơi này những mối tình dang dở. Nếu có cơ hội, tôi thật sự muốn hỏi rằng, còn không nhỉ? Chúng ta của năm đó, mặc dù trong thâm tâm có lẽ đã biết câu trả lời từ lâu. Chỉ hi vọng rằng, sau này dù có ra sao, chúng ta nhất định phải sống thật hạnh phúc. © Tác giả ẩn danh – blogradio.vn Mời xem thêm chương trình:Duyên Phận Của Chúng Ta Chỉ Nên Đến Đây Thôi | Radio Tâm Sự /* load placement: blogradio_mb-inpage, for account: blogradio, site: blogradio.vn, size: 2×2 – mobile */ var _avlVar = _avlVar || []; _avlVar.push([“fa753d24ecb44327a4bb92371275d853″,”[yo_page_url]”,”[width]”,”[height]”]); blogradio.vn Gửi bài
2 ngày ago
Những câu chuyện Hòa Bình: Con gà bên Campuchia của bác tôi 2024-09-30 09:55 Tác giả: Tờ Nú /* load placement: blogradio-inread, for account: blogradio, site: blogradio.vn, size: 2×2 – video */ var _avlVar = _avlVar || []; _avlVar.push([“4d37a8e1ee2e4265815bcbc2e454a830″,”[yo_page_url]”,”[width]”,”[height]”]);blogradio.vn – Bác tôi kể lại là, đấy là một trong những bữa ăn ngon nhất cuộc đời. Cái vị ngọt của thịt gà, cộng thêm vị cay mặn từ muối ớt, ăn chung với cơm vắt nó giống như được ăn sơn hào hải vị ở nhà hàng 5 sao. *** Tờ Nú có một ông bác từng tham gia chiến trường K (Campuchia). Mỗi lần ăn cơm mà có thịt gà trên mâm, là bác ấy lại kể câu chuyện liên quan đến con gà hồi còn đi lính bên Campuchia: Hồi đó đơn vị bác hành quân ngang qua cái Phum (Thôn buôn) của dân bỏ hoang. Dân thì chạy nạn đi hết rồi còn mỗi gia cầm vẫn còn kiếm ăn ở đó, lệnh từ trên là cấm bắt thứ gì của dân! Mấy thằng trung đội đi trước nhìn những con gà béo ú mà đầy luyến tiếc, vì chính trị viên đại đội đứng canh ngay hàng rào sợ mấy ông tướng táy máy tay chân. Tiếc cũng phải thôi, cả tháng trời hành quân toàn ăn cơm vắt với muối lạc, hoặc gặm lương khô 702 cứng như đá, nên ai cũng thèm được một miếng thịt nóng hổi. Mà mấy con gà này như trêu người bộ đội mình, cứ đi lăng xăng sát chân của những ông lính đang đói cào cả ruột. Trung đội của bác tôi bọc hậu, không biết bằng cách nào, ông Tân – theo lời kể của bác – đã vớ được con gà trống béo ú nhét ngay vào ba lô của cậu Dúi đi trước mà chính trị viên không hề hay biết. Liếc mắt nhìn anh Hùng trung đội trưởng, thấy ổng làm ngơ coi như không biết gì, ông Tân an tâm hẳn! Cả trung đội định bụng tới điểm dừng chân sẽ lén làm một nồi cháo gà nóng hổi thơm phức, nhưng đời đâu phải là mơ, dừng chân không thấy đâu mà toàn lao vào truy đuổi tàn quân Pốt hơn hai ngày đêm. Đến khi được lệnh dừng chân, cậu Dúi với ông Tân lén lút kéo nhau ra bờ suối móc con gà ra thì hỡi ôi, con gà đã bị hóa kiếp từ lúc nào không hay. Ông Tân lôi con gà ra ngửi thì thấy mùi thum thủm, nhưng cả hai vẫn vặt lông sạch sẽ, chặt ra từng miếng rồi lấy cái nồi ra trốn vào hốc cây định xào. Anh Vinh trung đội phó chạy vào ngửi rồi kêu lên: – Thối cha nó rồi, ăn kiểu gì đây?Ông Tân định vứt nhưng mà tiếc lắm, thế là kêu bác tôi tìm cách. Vốn là người đồng bào Ê Đê chính gốc, bác tôi lôi ra một nắm ớt rừng hái lúc hành quân, một nắm tỏi gừng muối mắm đua được của anh nuôi. Giã hết đống ớt với gia vị đó thật nhuyễn xong ướp vào gà, đợi mười lăm phút sau, bảo ông Tân bắc lửa xào luôn. Hai ông hì hục xào, mấy ông còn lại chia nhau ra canh gác, sợ Pốt thì ít mà sợ chính trị viên thì nhiều. Cuối cùng cũng được một món gà chiên tỏi ớt thơm lừng. Cả trung đội thi nhau ăn, anh Hùng trung đội trưởng vừa ăn vừa giục: – Ăn lẹ lên chúng mày, ông Khả (Chính trị viên đại đội) mà mò tới đây là đi đời cả đám đấy. Bác tôi kể lại là, đấy là một trong những bữa ăn ngon nhất cuộc đời. Cái vị ngọt của thịt gà, cộng thêm vị cay mặn từ muối ớt, ăn chung với cơm vắt nó giống như được ăn sơn hào hải vị ở nhà hàng 5 sao. Mặc dù cái miệng thịt gà vẫn còn chút mùi thum thủm mà ớt cay không át hết được. Nhưng không sao, được một loáng trên đáy nồi xương cũng không còn một mảnh. Sau này giải ngũ, đồng đội có người không trở về, có người trở về không lành lặn, bác tôi may mắn chỉ bị dính miểng pháo ngay mông. Bác Tân mà bác hay kể cũng hy sinh vào năm 80. Chỉ còn bác Dúi và anh em còn lại. Mỗi lần gặp nhau cả đại đội, bác Khả – chính trị viên năm xưa của đại đội bác tôi – luôn miệng trách anh em trung đội bác: – Hôm đó tao ngửi thấy mùi rồi, nhưng không thể ra ngoài bắt được vì cái chân bị chuột rút nên tụi bay mới yên ổn đó, với lại tao cũng không khắt khe gì đâu? Chỉ là tụi bay không thèm gởi lấy một miếng lên đại đội, cái đó là tao găm từ đó tới giờ luôn hà! Mọi người nghe xong cười vui vẻ, nhưng hằn sâu trong tâm trí và đôi mắt mỗi người vẫn không quên những năm tháng ác liệt đó, những đồng đội đã nằm lại nơi đó. Bác tôi trước khi mất luôn nói với con cháu rằng: – Thời bọn tao khổ lắm, vừa đói vừa rối ren. Bọn tao đi lính ra chiến trường cơm ăn không đủ, có khi nhịn hai ba ngày mới có miếng cơm. Nên bây giờ hòa bình rồi, cơm no áo ấm hơn nhiều rồi, tụi bay ráng mà giữ lấy cái hòa bình này đi, hòa bình mà năm xưa bọn tao phải đánh đổi tất cả để có được. Hòa bình là vô giá nghen con. © Tờ Nú – blogradio.vn Mời xem thêm chương trình:Yêu Như Thế Nào Mới Là Hạnh Phúc | Radio Tình Yêu /* load placement: blogradio_mb-inpage, for account: blogradio, site: blogradio.vn, size: 2×2 – mobile */ var _avlVar = _avlVar || []; _avlVar.push([“fa753d24ecb44327a4bb92371275d853″,”[yo_page_url]”,”[width]”,”[height]”]); Tờ Nú Mỗi ngày mới đến là một trang sách mới của cuộc đời được mở ra. Hãy cố gắng làm sao đừng đổ mực vào trang mới của đời mình bạn nhé! blogradio.vn Gửi bài
3 ngày ago
‘Khôn ngoan hơn thuật toán’ – cuốn sách sống còn trong thời đại số 2024-09-27 17:25 Tác giả: /* load placement: blogradio-inread, for account: blogradio, site: blogradio.vn, size: 2×2 – video */ var _avlVar = _avlVar || []; _avlVar.push([“4d37a8e1ee2e4265815bcbc2e454a830″,”[yo_page_url]”,”[width]”,”[height]”]);“Khôn ngoan hơn thuật toán” là cuốn sách giúp con người “sống sót” bằng cách duy trì thế chủ động và đưa ra quyết định thông minh giữa thế giới dễ bị lệ thuộc vào trí tuệ nhân tạo (AI). *** Trong thời đại trí tuệ nhân tạo và thuật toán hiện diện khắp nơi, AI đang dần bao trùm mọi lĩnh vực y tế, tài chính, giáo dục, văn hóa… thậm chí cả các quyết định cá nhân. Một câu hỏi đặt ra: “Làm sao để con người giữ sự tỉnh táo trong một thế giới có xu hướng trở thành ‘nô lệ’ của công nghệ?” Theo Gerd Gigerenzer, bất kể công nghệ tiến bộ đến đâu, trí thông minh nhân tạo được ứng dụng rộng rãi đến mức nào, con người vẫn phải vận dụng trí não nhiều hơn bao giờ hết. Chúng ta không thể giao phó mọi quyết định cho AI. Cuốn sách chỉ ra, “thế giới thông minh” không đơn thuần chỉ có thêm tivi hiện đại, ứng dụng hẹn hò qua mạng không dây hay những mánh khóe lừa đảo len lỏi vào cuộc sống hàng ngày, mà là thế giới công nghệ số biến đổi từng giây. Con người cần hiểu biết sâu sắc về AI và phải luôn minh mẫn, kịp thời ứng biến với các tiện ích do thuật toán gây ra. “Duy trì sự tỉnh táo không giống với có kỹ năng sử dụng công nghệ số”, tác giả viết và cũng không có nghĩa là tin tưởng mù quáng vào công nghệ, hay vì sợ hãi mà loại bỏ AI ra khỏi đời sống. Chúng ta phải là người luôn nắm “cán dao” trong việc kiểm soát thiết bị, không để thiết bị điều khiển mình.Gerd Gigerenzer tập trung đào sâu mối quan hệ giữa con người và AI: niềm tin, sự lừa dối, hiểu biết, nghiện ngập, chuyển đổi xã hội và cá nhân. Dù AI và thuật toán vượt trội hơn hẳn con người về khả năng xử lý lượng dữ liệu thông tin lớn và đưa ra quyết định nhanh chóng, nó chưa thể vượt qua giới hạn của bản thân, là khả năng ứng biến phù hợp với ngữ cảnh và phát triển khả năng sáng tạo của con người. Khôn ngoan hơn thuật toán giúp người đọc đánh giá một cách thực tế về những điều AI đang làm và cách chúng đang tác động đến đời sống. Điện thoại làm xao nhãng chúng ta như thế nào khi lái xe? Thuật toán nào đã đánh bại những con người giỏi nhất trong môn cờ vua và cờ vây? Và liệu Google và Facebook triển khai mô hình trả phí thì sự chú ý, thời gian và giấc ngủ của người dùng có còn bị gạt bỏ không?… Máy móc cũng là một “quân sư” không hoàn hảo. AI có thể giúp tìm bạn đời qua một cú nhấp chuột, nhưng lại thất bại trong việc đưa ra quyết định dài hạn cho mối quan hệ yêu đương, vì thế giới con người luôn mềm dẻo và không nhất quán, khác với các quy tắc “bất di bất dịch” của cờ vua. Trong chương Ý thức lẽ thường và AI” tác giả chỉ ra 4 kỹ năng nổi bật mà con người đã tiến hóa để thành công trong một thế giới bất định: tư duy nhân quả, trực giác tâm lý, trực giác vật lý và trực giác xã hội. Trong khi đó, AI vượt trội ở khả năng tính toán nhanh, tìm ra liên kết trong dữ liệu và phát hiện dạng thức trong hình ảnh và âm thanh. Gerd Gigerenzer khẳng định: “Sức mạnh điện toán nhanh không tạo ra sự tò mò về nhân quả hay trực giác tâm lý, vật lý hoặc xã hội”. Dù AI bất lực trước sự không chắc chắn của thế giới thực, chúng ta cần nhận thức rõ các nguy cơ mà nó có thể gây ra cho xã hội. Bằng những câu chuyện cá nhân, nghiên cứu tiên tiến và cảnh báo thực tế, Gerd Gigerenzer giải thích giới hạn và nguy hiểm của công nghệ. Trong cuộc trò chuyện với nhà báo Evan Nesterak trên Tạp chí khoa học Behavioral Scientist, Gerd Gigerenzer chia sẻ: “Trước đây, chúng ta có các thuật toán ‘chạy’ trên giấy, đó là sự chỉ dẫn mà cha mẹ đưa cho con cái. Chúng ta cần chú ý đến những thành công trong quá khứ, vì đó là những giải pháp con người từng đưa ra”. Khôn ngoan hơn thuật toán không chỉ giúp con người hiểu rõ thách thức trong thời đại số mà còn cung cấp công cụ và chiến lược để giữ tâm trí tỉnh táo. Dù công nghệ rất mạnh mẽ, con người vẫn đóng vai trò then chốt trong việc đưa ra quyết định thông minh. Tiến sĩ Gary Klein nhận xét: “Gigerenzer là người viết giỏi với những ví dụ hấp dẫn. Đây là cuốn sách cần đọc, cung cấp góc nhìn quan trọng về AI cho những ai mệt mỏi với những tuyên bố cường điệu, thổi phồng và lo lắng về nguy cơ AI đối với xã hội”. Gerd Gigerenzer (sinh năm 1947) là một nhà tâm lý học và nhà nghiên cứu nổi tiếng, được biết đến với công trình về quyết định và lý thuyết hành vi. Hiện ông là Giám đốc danh dự tại Viện Phát triển Con người Max Planck. Ông đã đào tạo các thẩm phán, bác sĩ và nhà quản lý trong việc ra quyết định và hiểu rõ những rủi ro, bất định. Ngoài ra, Gerd Gigerenzer còn là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng. Vietnamnet Mời xem thêm chương trình: Nếu Là Định Mệnh Sẽ Tìm Về Bên Nhau | Radio Tình Yêu /* load placement: blogradio_mb-inpage, for account: blogradio, site: blogradio.vn, size: 2×2 – mobile */ var _avlVar = _avlVar || []; _avlVar.push([“fa753d24ecb44327a4bb92371275d853″,”[yo_page_url]”,”[width]”,”[height]”]); Theo Vietnamnet Link bài gốc Copy link https://vietnamnet.vn/khon-ngoan-hon-thuat-toan-song-con-trong-thoi-dai-so-2320013.html blogradio.vn Gửi bài
4 ngày ago
Những người lính thời bình 2024-09-27 13:15 Tác giả: Tờ Nú /* load placement: blogradio-inread, for account: blogradio, site: blogradio.vn, size: 2×2 – video */ var _avlVar = _avlVar || []; _avlVar.push([“4d37a8e1ee2e4265815bcbc2e454a830″,”[yo_page_url]”,”[width]”,”[height]”]); Tôi có người anh, bên bộ đội. Miệt mài công tác chốn biên cương Quanh năm sương gió phủ mờ lối Ghì chặt tay súng giữ quê hương. Tôi hỏi anh rằng: “Mơ ước gì?” Anh cười đáp lại: “Có gì đâu. Chỉ mong bình yên tồn tại mãi. Xuân về hoa nở khắp bốn phương”. Gác lại gia đình, gác tình thương. Yên tâm công tác nơi biên thuỳ Một mai xuân hồng, trời dịu nắng Anh sẽ lại về với người thương. Đời lính biên phòng, bao gian khó Nắm cơm vắt muối, lội suối đèo Đêm nằm dầm sương, ngày dãi nắng Mưa rừng ướt áo, lạnh đôi vai. Miệng anh vẫn cười như nắng hạ. Niềm tin tươi sáng về ngày mai. Tôi có thằng bạn làm An ninh Hai mười tuổi chưa có một mối tình. Mười một tháng sáu, cậu nằm xuống.* Chưa kịp đón lấy ánh bình minh. Nhớ lúc sinh viên, cậu hay nói: “Đời người đẹp nhất là hy sinh Cống hiến tuổi trẻ cho Đất Nước Sống đâu phải để cho riêng mình” Ôi xót xa thay cha mẹ già Khóc thằng con út đã hy sinh. Di ảnh cậu đóng trong khung kính. Nụ cười còn nguyên nét thư sinh! Còn nhiều lắm những người chiến sĩ. Trong Lực lượng Vũ trang Nhân Dân. Đang âm thầm cống hiến sức trẻ Để giữ lấy Tổ Quốc quê hương. Ôi những người lính giữa thời bình Tuổi xuân cống hiến và hy sinh Gác lại tương lai bao mộng ước Nguyện chung một lối, phục chữ Binh. (*) Ngày 11/6/2023 một sự kiện xảy ra tại Đăk Lăk © Tờ Nú – blogradio.vn Mời xem thêm chương trình:Cứ Dũng Cảm Buông Tay Thôi | Radio Tâm Sự /* load placement: blogradio_mb-inpage, for account: blogradio, site: blogradio.vn, size: 2×2 – mobile */ var _avlVar = _avlVar || []; _avlVar.push([“fa753d24ecb44327a4bb92371275d853″,”[yo_page_url]”,”[width]”,”[height]”]); Tờ Nú Mỗi ngày mới đến là một trang sách mới của cuộc đời được mở ra. Hãy cố gắng làm sao đừng đổ mực vào trang mới của đời mình bạn nhé! blogradio.vn Gửi bài
4 ngày ago
Hãy nhớ rằng, trên đời này bạn là duy nhất 2024-09-26 20:55 Tác giả: /* load placement: blogradio-inread, for account: blogradio, site: blogradio.vn, size: 2×2 – video */ var _avlVar = _avlVar || []; _avlVar.push([“4d37a8e1ee2e4265815bcbc2e454a830″,”[yo_page_url]”,”[width]”,”[height]”]);blogradio.vn – Hãy sống thật với bản thân, theo đuổi đam mê và ước mơ của riêng bạn. Khi bạn sống đúng với chính mình, bạn sẽ thu hút những người cùng chí hướng và tạo ra những mối quan hệ ý nghĩa. *** Mỗi chúng ta chỉ có một lần để sống. Vậy nên hãy sống hết mình, thật rực rỡ và tỏa sáng như bông hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời. Trong thế giới rộng lớn này, mỗi người đều mang trong mình một câu chuyện riêng, một hành trình riêng biệt. Điều đó có nghĩa là bạn là duy nhất, và sự độc đáo của bạn chính là giá trị lớn nhất mà bạn sở hữu. Sống với những gì bạn muốn, làm những gì bạn cho là đúng và chịu trách nhiệm với những gì bản thân đã làm. Mỗi người đều trải qua những trải nghiệm khác nhau trong cuộc sống. Những niềm vui, nỗi buồn, thành công hay thất bại đều góp phần tạo nên con người bạn hôm nay. Hãy tự hào về câu chuyện của mình, vì đó là điều không ai có thể sao chép. Từ sở thích, tính cách đến cách nhìn nhận cuộc sống, tất cả đều tạo nên sự độc đáo của bạn. Đừng so sánh bản thân với người khác, vì mỗi người có những thế mạnh và điểm yếu riêng. Hãy trân trọng những gì làm bạn khác biệt. Sự duy nhất của bạn không chỉ là điều bạn có, mà còn là những gì bạn có thể đóng góp cho thế giới. Mỗi ý tưởng, mỗi hành động của bạn đều có thể tạo ra ảnh hưởng tích cực. Hãy dũng cảm thể hiện bản thân và chia sẻ những gì bạn có với người khác. Và đừng bao giờ cho người khác cái quyền mang lại niềm vui hay nỗi buồn cho bạn. Mỗi người đều có quan điểm và cách nhìn nhận riêng. Khi bạn bước ra ngoài, bạn sẽ không thể tránh khỏi việc bị người khác nhìn nhận. Nhưng điều quan trọng là bạn không nên để những đánh giá đó ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận về chính mình. Nếu bạn chờ đợi sự công nhận từ người khác, bạn sẽ luôn sống trong sự lo lắng và bất an. Giá trị của bạn không phụ thuộc vào cách người khác nhìn nhận. Hãy tự xác định giá trị của bản thân dựa trên những gì bạn làm, những gì bạn yêu thích và những gì bạn tin tưởng. Khi bạn biết rõ giá trị của mình, bạn sẽ không còn cảm thấy cần phải kiếm tìm sự chấp thuận từ ánh mắt của người khác.Đừng để ánh mắt của người khác khiến bạn thay đổi con người thật của mình, bởi nếu cứ sống theo những gì người khác muốn, bạn sẽ đánh mất những gì đặc biệt nhất của bản thân mình. Hãy sống thật với bản thân, theo đuổi đam mê và ước mơ của riêng bạn. Khi bạn sống đúng với chính mình, bạn sẽ thu hút những người cùng chí hướng và tạo ra những mối quan hệ ý nghĩa. Tự tin là chìa khóa để bạn không bị ảnh hưởng bởi ánh mắt của người khác. Hãy thực hành lòng tự trọng và tự yêu thương. Khi bạn tự tin, bạn sẽ dễ dàng vượt qua những ánh mắt phán xét và sống một cuộc sống trọn vẹn hơn. Khi chúng ta đặt hạnh phúc của mình vào tay người khác, chúng ta trở nên dễ bị tổn thương. Một lời nói vô tình, một hành động thiếu suy nghĩ có thể khiến tâm trạng chúng ta sa sút. Điều này thường xảy ra trong các mối quan hệ tình cảm, tình bạn hay thậm chí trong gia đình. Chúng ta dễ dàng để người khác quyết định cảm xúc của mình, và điều này có thể dẫn đến sự thất vọng và đau khổ. Để bảo vệ bản thân khỏi những tổn thương không cần thiết, chúng ta cần học cách tự chủ cảm xúc. Điều này có nghĩa là nhận thức được rằng hạnh phúc và nỗi buồn đến từ bên trong. Chúng ta có thể tạo ra niềm vui từ những điều nhỏ bé, như việc thưởng thức một tách cà phê sáng, đọc một cuốn sách hay, hay đơn giản là đi dạo trong công viên. Việc xây dựng ranh giới trong các mối quan hệ cũng rất quan trọng. Hãy cho người khác biết rằng cảm xúc của bạn không phải là trách nhiệm của họ. Điều này không có nghĩa là bạn không thể chia sẻ niềm vui hay nỗi buồn với họ, mà là bạn không để họ quyết định cảm xúc của mình. Hãy giữ cho bản thân một khoảng không gian riêng, nơi bạn có thể tìm thấy niềm vui và sự bình yên. Cuối cùng, hãy nhớ rằng niềm vui và hạnh phúc không phải là những điều xa xỉ. Chúng có thể đến từ những điều đơn giản trong cuộc sống hàng ngày. Hãy tìm kiếm những điều làm bạn vui vẻ và trân trọng chúng. Khi bạn có thể tự tạo ra niềm vui cho bản thân, bạn sẽ không còn phải phụ thuộc vào người khác để cảm thấy hạnh phúc. Hãy tập trung vào những gì thực sự quan trọng: chính bạn và những giá trị mà bạn mang lại. Khi bạn sống với sự tự tin và lòng tự trọng, bạn sẽ không còn bị ảnh hưởng bởi ánh mắt của người xung quanh. Hãy sống cho chính mình, và để ánh sáng của bạn tỏa sáng mà không cần sự xác nhận từ ai khác. Hãy luôn nhớ rằng bạn là duy nhất. Đừng để những nghi ngờ hay sự so sánh làm mờ đi ánh sáng của bản thân. Trân trọng sự độc đáo của bạn, và hãy tự hào về con người mà bạn đang trở thành. Cuộc sống này cần những cá nhân như bạn, với những câu chuyện và giá trị riêng biệt. Mỗi chúng ta chỉ có một lần để sống. Vậy nên hãy sống hết mình, thật rực rỡ và tỏa sáng như bông hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời! © Tác giả ẩn danh – blogradio.vn Mời xem thêm chương trình:Cảm Ơn Vì Đã Xuất Hiện Và Yêu Thương | Radio Tâm Sự /* load placement: blogradio_mb-inpage, for account: blogradio, site: blogradio.vn, size: 2×2 – mobile */ var _avlVar = _avlVar || []; _avlVar.push([“fa753d24ecb44327a4bb92371275d853″,”[yo_page_url]”,”[width]”,”[height]”]); blogradio.vn Gửi bài
5 ngày ago
Cô hàng xóm 2024-09-26 19:35 Tác giả: Lê Quang /* load placement: blogradio-inread, for account: blogradio, site: blogradio.vn, size: 2×2 – video */ var _avlVar = _avlVar || []; _avlVar.push([“4d37a8e1ee2e4265815bcbc2e454a830″,”[yo_page_url]”,”[width]”,”[height]”]);blogradio.vn – Tôi vội đưa tay nắm lấy tay Thanh. Thanh chộp nhanh lấy cánh tay tôi và ôm vào bờ vai tôi. Tôi đứng yên lặng nghe tóc Thanh chạm vào mặt thoảng một mùi thơm đồng nội. Thanh nhìn tôi cười ngại ngùng, mắt cô chớp chớp trông thật đẹp. *** Ánh nắng chiều làng quê thật đẹp in rõ mấy ngọn tre trên con đường làng mà tôi chưa bao giờ đặt chân đến. Ngày tôi đì thì con đường này chỉ là một bờ đê cằn cỗi của bãi cỏ hoang. Tất cả đều thay đổi. Từ ngôi nhà tranh cho tới bờ đê khô. Có cô gái thập thò bên khóm tre thưa nhìn tôi cười bẽn lẽn. Tôi đứng lại hỏi đường. – Con đường này đi mãi sẽ về đâu, thưa cô? Cô gái nhìn tôi cúi mặt cười rồi bảo: – Anh Minh đi sẽ bị lạc và bị bắt cóc đó. Tôi phì cười trố mắt ngạc nhiên: – Cô là ai mà lại biết tên tôi hay nhỉ? Tôi chưa thấy cô bao giờ. Cô gái nhìn tôi đưa tay che miệng cười: – Anh Minh không nhớ đó thôi. Em là Thanh đây. – Thanh nào nhỉ? Thật tình thì tôi không nhớ ra. Xin lỗi cô Thanh nhá. – Em là Thanh, em của anh Ninh đó. Anh quên rồi sao? – Ồ, thì ra là Thanh à? Thật không tin nổi. – Sao lại không tin? Ngày đó anh Minh thường sang nhà chơi với anh Ninh và anh hay gọi em là con Thanh lọ lem đó. Tôi đứng ngây người nhìn cô gái thật lâu từ đầu đến chân làm mặt cô đỏ ửng. Thấy cô mắc cỡ và tôi thấy mình cũng mất lịch sự vì đã nhìn cô gái chăm chăm. Tôi giả lả nhìn lên ngọn tre rồi nói một câu rất vô duyên: – Ngọn tre này sao mà cao nhỉ? Cô gái nhìn tôi không trả lời rồi cười khúc khích. Phản ứng tự nhiên của người đàn ông trước một cô gái đẹp làm cho ánh mắt tôi lại nhìn cô. Cô gái lại nhìn tôi cười bẽn lẽn. Thật là một khoảnh khắc kỳ hoặc và khó tả. Tôi cố giữ vẻ bình tĩnh và bước đến gần cô hỏi nhỏ: – Xin lỗi là tôi không nhận ra Thanh lúc nãy. Thế Ninh dạo này ra sao rồi? Hai bác có khỏe không? Từ ngày ra đi tôi đã mất liên lạc với tất cả bạn bè. Thậm chí cả gia đình cũng không liên lạc thường.Cô gái nhìn xa xa rồi nhìn tôi trả lời mà tôi cảm thấy giọng cô buồn sâu lắng: – Anh Ninh thì đã có gia đinh và đang sống ở Sài Gòn đó anh. Ba em thì đã mất hai năm rồi. Chỉ còn mẹ thôi, và mẹ cũng hay bịnh hoài. Cô gái trả lời tôi rồi nhìn xa xa xuống cánh đồng xanh cuối thôn sau lũy tre già. Đoạn cô nhìn tôi hỏi: – Anh Minh về được bao lâu? Bác Hai nhắc anh hoài mỗi khi bác ghé nhà chơi với mẹ em hay gặp ở ngoài chợ. Tôi nhìn cô gái, một tay cô vịn nhánh tre non một tay cô sửa lại cái vạt áo rồi vén mớ tóc rối đang rũ xuống trước mặt sang bên vai và ngước lên nhìn tôi. Tôi có dịp nhìn gương mặt cô rõ hơn khi đứng gần cô. Một khuôn mặt đẹp của cô gái quê mà đã rất lâu tôi không có dịp nhìn thấy từ lúc bỏ làng ra đi. Cuộc sống giàu sang bận rộn ở Hoa Kỳ đã làm cho tôi quên lãng cái đẹp bình thường đặc thù của miền thôn dã và cái đẹp tự nhiên của các cô gái quê bình dị trắng trong. Tôi đứng nép bên khóm tre tránh đường cho chiếc xe gắn máy chạy ngang rồi trả lời cô: – Tôi về thăm gia đình hai tuần cô Thanh à. Vì công việc rất bận rộn tôi không thể đi lâu. Vả lại…. Không chờ tôi dứt câu, cô gái đã nói liếng thoắng: – Sao anh Minh lại khách sáo thế? Cứ gọi em là Thanh và xưng anh với em không được à? Ngày xưa anh gọi em là con Thanh và xưng là anh. Bây giờ lại gọi em là cô và xưng là tôi. Rõ là quá khách sáo. Hay là anh ở Mỹ về thì không còn… Cô gái nói bỏ dỡ câu và tôi vội xua tay nhìn cô mỉm cười trả lời: – Sao cô Thanh, à Thanh lại nói vậy. Tôi không bao giờ nghĩ thế. Sỡ dĩ tôi gọi Thanh bằng cô là vì Thanh đã thành cô gái và rất đẹp chứ đâu có còn là cô bé lọ lem như xưa. Và làm sao dám xưng anh với Thanh. Biết đâu anh chồng đứng đâu đây nghe thấy hiểu lầm là phiền lắm. Nghe đến đây Thanh lại cúi mặt cười bẽn lẽn: – Cái anh Minh này hay nhỉ. Em đã có chồng bao giờ mà anh bảo thế. Em vẫn còn đi học và ở với mẹ. Tôi nhìn Thanh cười và hỏi: – Thế Thanh đang học trường nào? Phổ thông hay…. Thanh liếc mắt nhìn tôi cười rồi trả lời: – Em đang học đại học năm thứ hai, thưa anh. – Thanh học ngành gi? – Em học nghành thương nghiệp và mậu dịch ạ. – À, thế thì tốt lắm. Thanh có đôi mắt đen đẹp và ánh mắt cô long lanh mỗi lúc nhìn tôi. Đôi mắt cô dài và hơi khép lại dưới đôi mi cong khi cô cười. Tôi nhìn vào mắt Thanh yên lặng một lúc và vội nhìn đi nơi khác. Thanh nhìn tôi cất tiếng thỏ thẻ: – Anh Minh mới về tới hôm qua và chắc là lạ lắm. Cảnh vậy không còn như xưa đâu. Để em đẫn anh đi một vòng và chỉ anh thêm những chỗ mà ngày xưa anh chưa thấy. Chẳng hạn như con đường này mà anh đã hỏi em lúc nãy. – Vâng, cảm ơn Thanh. Tôi bước theo sau Thanh đi trên con đường làng dưới rặng tre hướng về mấy vạt lúa xanh ở cuối thôn. Mãi nhìn theo Thanh và cảnh vật xung quanh, tôi vấp vào cái rễ cây nhô lên ở ven đường. Thanh quay lại trông thấy tôi lạng quạng muốn té xuống bờ ao thì cười khúc khích. Thanh đứng lại chờ tôi và hỏi: – Anh Minh không quen đi đường đất à? Chắc ở bên ấy đường nhựa anh đã quen. Tôi nhìn Thanh cười rồi quẹt gót giày vào mớ cỏ xanh ven đường để gạt đi lớp bùn. Thanh vẫn đứng chờ tôi và cô không còn đi trước mà đi ngang bên tôi. Con đường hẹp dần về cuối thôn dẫn ra mấy thửa ruộng non, hai bên có nhành cây rũ xuống che lối. Có lúc vai Thanh chạm vào vai tôi và tôi phải đứng lại nhường lối cho Thanh bước qua. Đến một chỗ hẹp có nước chảy ngang bờ ruộng làm Thanh trợt gót rồi giơ tay chới với. Tôi vội đưa tay nắm lấy tay Thanh. Thanh chộp nhanh lấy cánh tay tôi và ôm vào bờ vai tôi. Tôi đứng yên lặng nghe tóc Thanh chạm vào mặt thoảng một mùi thơm đồng nội. Thanh nhìn tôi cười ngại ngùng, mắt cô chớp chớp trông thật đẹp. Thanh buông tay khỏi bờ vai tôi rồi cúi xuống tát vũng nước trong bên bờ ruộng rửa cái gấu quần vẩn bùn. Tôi thấy vậy bước đến bên Thanh cúi xuống múc nước trong lòng bàn tay tạt lên gấu quần của Thanh còn dính bùn và đôi dép cô đang mang. Thanh vẫn cúi xuống không nhìn tôi, nhưng gương mặt và đôi mắt đen với mớ tóc đang rũ xuống ánh lên từ vũng nước trong bên bờ ruộng đang nhìn tôi. Cô cười nắc nẻ nói sát vào bên tai tôi: – Sao anh Minh lại quỳ xuống làm đầu gối quần của anh dính bùn bẩn hết rồi. Giày của anh nữa kìa. Lấm bẩn cả rồi. – Không sao đâu. Bẩn về rửa sẽ sạch ngay. Thanh có sao không? – Chẳng hề gì. Em không sao cả. Chỉ lo cho anh không quen rơi xuống ruộng hư lúa của người ta. Tôi nhìn cô cười không nói gì. Tôi đứng cạnh cô đưa tay ra dấu cho cô đứng dậy. Cô không nắm tay tôi nhưng tự đứng lên rồi nhìn tôi cười giòn tan nói: – Em làm “hướng dẫn viên” kiểu này chắc là bị đuổi việc mất. Thôi mình đi lại lối đằng kia anh Minh này.Tôi nhìn Thanh cười và không nói gì rồi lẽo đẽo theo sau Thanh như thắng bé theo mẹ ra chợ. Thanh vừa đi vừa giải thích cho tôi rằng đây là lối đi tắt trở lại sau nhà cô. Thỉnh thoảng cô dừng lại vén nhánh cây rũ xuống đi qua trước rồi chờ tôi. Đến gần lối trở vào sau nhà, tóc cô vướng vào nhành cây làm cô phải khựng lại. Tôi đứng sau lưng cô gỡ mấy sợi tóc vướng lên nhành cây làm mấy cái lá non rơi rụng xuống mũi giày tôi đang mang. Cô quay lại nhìn tôi cười ngại ngùng: – Cảm ơn anh Minh. Sorry, anh. Tôi nhìn cô mỉm cười đáp nhỏ: – Không có gì. Thanh bước nhanh vào sau vườn và chỉ ra hướng trước mặt nói: – Đây là nhà mẹ và em ở. Căn nhà ngày xưa anh thường sang chơi đã cũ và ba mẹ em đã phá bỏ và xây lại căn nhà này cũng đã ba năm rồi. Tôi lấy tay che ánh nắng đang chiều vào mắt tôi trông về phía căn nhà trả lời: – Thế à. Đẹp đấy. Thanh đứng lại chờ tôi sau khu vườn và hỏi: – Nếu anh Minh không ngại thì mời anh ghé sang nhà em chơi chút rồi hãy về. Bác Hai có trông không? – Vâng, tôi nghĩ chắc là không sao. – Anh thì lúc nào cũng tôi. Thanh lườm tôi rồi cười khúc khích và tiếp: – Anh nha. Phải xưng bằng anh như khi xưa nha. Nếu không thì em giữ luôn không cho trở về Mỹ đó. Tôi nhìn Thanh phì cười và cảm thấy rất gẫn gũi với cô dù chỉ gặp cô và nói chuyện với cô được vài giờ. Tôi bước theo Thanh vào nhà. Căn nhà khang trang trông rất gọn ghẽ. Thanh kéo ghế nhìn tôi và có vẻ hơi lúng túng. – Mời anh Minh ngồi ghế. Anh uống nước ngọt nha. – Cảm ơn Thanh. Cho tôi, cho anh xin ly nước lạnh. Thanh cúi mặt mỉm cười, bước xuống nhà sau mang lên cho tôi ly nước rồi kéo ghế ngồi đối diện với tôi. Tôi nhìn Thanh hỏi: – Rồi bác gái dạo này ra sao? Bác có nhà không? – Chắc là mẹ em vừa chạy ra chợ thôi. Mẹ thì lúc yếu lúc khỏe vô chừng anh ạ. Mẹ bị bệnh tiểu đường. – Ồ, thế à. Vậy bác sĩ chắc có cho bác toa thuốc? – Dạ có anh. Thanh trả lời và nhìn tôi rồi vội nhìn đi nơi khác. Tôi nhìn vào mắt Thanh một thoáng rồi bưng ly nước uống một hơi. Thanh cười hỏi: – Chắc trời nắng nên anh khát nước. Để em rót nước thêm cho anh. – Vâng, cảm ơn Thanh. Thanh bước nhanh xuống sau nhà đem lên cho tôi thêm ly nước để xuống trước mặt tôi và nhìn tôi nói: – Anh Minh trông khác hẳn, nhưng em vẫn nhận ra anh. Tháng rồi nghe mẹ em đi chợ gặp bác Hai và bác nói là anh sắp về. Nên lúc nãy em vừa gặp anh đứng lớ ngớ bên hàng tre là em biết ngay là anh. Thanh vừa nói vừa nhìn tôi cười với đôi mắt đẹp long lanh. Tôi cảm thấy có điều chi khó tả mỗi khi nhìn vào ánh mắt của Thanh. Ánh mắt mà tôi chưa từng thấy bao giờ của một người con gái lúc nhìn tôi. Tôi cố giữ vẻ bình thản hỏi chuyện Thanh từ những chuyện lặt vặt về công việc học hành và đời sống thôn quê và thêm chuyện của Ninh đang sống ở Sài Gòn. Mặt trời rớt xuống treo trên ngọn tre trước sân nhà, tôi nhìn đồng hồ đeo tay rồi ngẩng lên nhìn Thanh. Thanh nhìn tôi nói: – Chắc anh Minh sợ bác Hai trông hả. Tôi nhìn Thanh cười trả lời: – Chắc là xin phép Thanh anh về. Lúc nãy đi không nói cho mẹ anh biết. Cảm ơn Thanh đã làm hướng dẫn viên. Có lẽ sẽ nhờ Thanh hướng dẫn thêm trong hai tuần tới đây. Thanh nhìn tôi và cười với hai má ửnd đỏ và đôi mắt chớp long lanh dưới đôi mi dài rồi trả lời nhỏ nhẹ: – Dạ không có chi anh. Em sẽ sẵn sàng làm hướng dẫn viên cho anh nếu anh không chê em, và em hứa với anh là không tính tiền anh đồng nào. Tôi đứng dậy nhìn Thanh cười to và chào Thanh ra về. Thanh tiễn tôi ra đầu ngõ qua cây hoa sứ trước sân. Một mùi hương thoảng ngang trong cơn gió hè nghe dễ chịu.Đêm ấy tôi nằm ở cái giường tre cạnh mái hiên trước nhà mà liên miên suy nghĩ về Thanh. Tôi nằm yên lặng giữa đêm quê vắng vẻ mà cảm thấy khó ngủ. Tiếng dế ngân nga trong đêm thâu, tiếng con chàng chạc réo bên lũy tre làng làm tôi trăn trở. Ánh mắt đen và khuôn mặt xinh của cô hàng xóm tôi chợt gặp ban ngày làm tôi mất ngủ lúc về đêm. Thế là mỗi ngày ở nhà nói chuyện với mẹ tôi, và chiều đến là tôi tìm cớ sang nhà Thanh thăm mẹ của Thanh và ôn lại chuyện xưa. Mẹ nhìn tôi cười bảo rằng sao tôi không đi đâu chơi mà cứ ngày nào cũng sang bên ấy. Tôi không trả lời mẹ và cười trừ rồi xoa lên vai mẹ. Mẹ liếc yêu tôi rồi bà nói: “Đi nhớ về sớm ăn cơm con nhá.” Nên có hôm đi một vòng quanh làng về đến nhà thì Thanh và mẹ của Thanh mời tôi dùng bữa nhưng tôi phải xin phép về kẻo mẹ tôi trông. Thanh bảo với tôi là Ninh bận chuyến công tác dài ngoài Hà Nội đến cả tháng chứ nếu không thì cũng đã nhắn anh ấy về chơi. Mỗi ngày Thanh dẫn tôi đi quanh làng chỉ cho tôi những nơi mà tôi chưa từng biết gần mười năm xa xứ. Có khi đi xa hơn Thanh phải chở tôi bằng xe gắn máy. Tôi ngồi sau vịn vào cái thanh sắt bên đuôi xe vì sợ té, và mấy đứa bạn của Thanh trông thấy thì bảo với Thanh rằng cô chở ai ngồi sau như ông già nhà quê. Hôm sau Thanh kể tôi nghe, tôi phì cười và cô cũng cười khúc khích chọc tôi. Cô bảo tôi rằng anh Minh cứ ngồi tự nhiên vịn vào lưng bên hông em không sao cả rồi nhìn tôi cười có vẻ mắc cỡ. Nhưng Thanh đã không còn ngại ngùng như ngày đầu cô gặp tôi bên lũy tre làng. Cô nói chuyện vui nhộn. Tôi để ý thấy Thanh có tính con trai tinh nghịch và kể tôi nghe những chuyện mà tôi thấy rất buồn cười như là đứa con trai. Thấm thoát mà hai tuần đã qua mau. Hôm cuối tôi ra về muộn hơn mọi hôm. Mặt trời đã khuất sau rặng tre. Tôi chào mẹ của Thanh và cảm ơn bà. Bà đưa tay vuốt lên vai tôi bảo tôi phải cẩn thận và đi bình anh. Bà bảo bà còn nhớ những ngày tôi hay sang chơi với Ninh và những bữa cơm chiều đạm bạc với rau muống luộc chấm tương. Tôi nghẹn ngào nghe bờ mi cay cay khi nghe bà nhắc chuyện xưa. Thanh tiễn tôi ra về và cô có vẻ buồn. Cô không cười và đi với tôi thật chậm ra đầu ngõ. Tôi bước đi bên Thanh không nói gì. Mùi hoa sứ trước sân nhà đưa hương quyện cùng mùi tóc thơm của Thanh đi sát bên tôi. Thanh dừng ngoài đầu ngõ nhìn tôi rồi cúi mặt nói nhỏ: – Anh Minh đi bình an. Em chúc anh sức khỏe. Mấy giờ anh bay tối nay? Tôi nhìn Thanh đang cúi mặt trông xuống chân mình và không nhìn tôi. Tôi nắm tay Thanh nắn nhẹ mấy ngón tay mềm và nhỏ của cô rồi trả lời: – Cảm ơn Thanh nhiều. Giờ anh phải về Sài Gòn cho kịp chuyến bay lúc 11 giờ tối nay. Thanh ráng cố gắng học giỏi và lo cho mẹ. Nhắn với Ninh là anh đã về và gửi lời thăm hai vợ chồng Ninh. – Vâng thưa anh. Tôi quay gót bước đi nhưng vẫn còn nắm mấy ngón tay mềm của Thanh. Thanh vẫn giữ yên mấy ngón tay mềm của cô trong lòng bàn tay tôi cho đến khi tôi bước xa dần, và từng ngón tay cô tuột khỏi lòng tay tôi. Từng bước nặng nề tôi bước trở về nhà mẹ tôi trong buổi chiều vắng. Tới khóm tre thưa chỗ Thanh đứng nhìn tôi ngày đầu mới về, tôi dừng lại quay người đưa tay chào Thanh. Thanh vẫn còn đứng trông theo tôi ngoài đầu ngõ. © Lê Quang – blogradio.vn Mời xem thêm chương trình:Sau Tất Cả, Nỗi Đau Nào Cũng Qua Thôi | Radio Tâm Sự /* load placement: blogradio_mb-inpage, for account: blogradio, site: blogradio.vn, size: 2×2 – mobile */ var _avlVar = _avlVar || []; _avlVar.push([“fa753d24ecb44327a4bb92371275d853″,”[yo_page_url]”,”[width]”,”[height]”]); Lê Quang blogradio.vn Gửi bài
5 ngày ago
Bỏ lỡ
6 ngày ago
Hồ Dầu Tiếng với chuyến đi bất ổn của chúng tôi
6 ngày ago
Người ấy như vì sao
6 ngày ago
Bức thư từ quá khứ
6 ngày ago
Bước chậm lại giữa thế gian vội vã
3 tuần ago
Chờ người em thương
3 tuần ago
Bình minh trên phố
3 tuần ago
Tương tư
3 tuần ago
Lời má dạy trên mảnh đất Miền Tây chất phác
3 tuần ago
Hồi tưởng về tuổi thơ tôi
3 tuần ago
Điều hướng bài viết
1
2
3
Next
© 2024 QUANG HÙNG -
WordPress Theme
by
WPEnjoy